18/01/20
admin5
338 lượt xem
❌ ❌VÌ SAO CÓ TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG KEM CHỐNG NẮNG?❌❌
Việc sử dụng kem chống nắng là rất cần thiết để bảo vệ da trước các tia UV từ ngoài vào.
Và có rất nhiều loại kem chống nắng có một số thành phần dưới đây có thể gây kích ứng cho da của bạn.
1. Cồn
Đây là thành phần phổ biến trong các loại kem chống nắng, đặc biệt là các loại kem chống nắng có quảng cáo tạo hiệu ứng lì, khô ráo cho da.
Cồn (Ethanol, Alcohol Denat) giúp hoà tan các thành phần trong sản phẩm và giúp thẩm thấu nhanh hơn vào da.
Một số sản phẩm chống nắng có hàm lượng cồn quá cao, đứng thứ 2 sau nước làm cho da rất dễ bị kích ứng.
2. Hương liệu
Nếu da bạn quá nhạy cảm thì hương liệu sẽ làm cho da bạn dễ kích ứng hơn.
Mặc dù mùi hương giúp tạo sự thoải mái khi bạn sử dụng và giúp che giấu các mùi hoá học khó chịu nhưng nó cũng là một tác nhân gây kích ứng da.
3. Các thành phần gây mụn
Các thành phần Comedogenic như cồn béo, dầu hoặc silicone có thể gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó gây mụn.
Để tránh trường hợp này, chỉ đơn giản bạn nên tìm kiếm các sản phấm chống nắng có chữ “Non – Comedogenic”.
4. Thành phần chống nắng
Một số thành phần chống nắng gây kích ứng da. Đặc biệt, SPF càng cao thì càng dễ gây kích ứng vì các thành phần chống nắng này cũng cao hơn (mà trong khi đó SPF trên 50 là không cần thiết).
Chính vì vậy, FDA đã ra điều luật không cho thể hiện trên bao bì SPF trên 50 mà tất cả các sản phẩm có SPF từ 50 trở lên sẽ được ghi SPF50+ mà thôi.
Một số thành phần chống nắng có thể gây kích ứng:
– Para-Aminobenzoic Acid (PABA) – PABA là một trong những thành phần chống nắng đầu tiên có mặt trên thị trường nhưng hiện nay ít được sử dụng do có nhiều tác dụng phụ, trong đó nó dễ gây kích ứng là nguyên nhân hàng đầu. Hiện nay, Châu u đã cấm thành phần này trong mỹ phẩm.
– Benzophenones – được sử dụng trong kem chống nắng hơn 50 năm nay để chống lại tia UVB và UVA2. Nhưng đây lại là một trong những thành phần chống nắng dễ gây viêm da tiếp xúc trong các thành phần chống nắng.
– Cinnamates (Octinoxate) – Thành phần chống UVB, có nguồn gốc từ cây Balsam, dầu quế… có khả năng thấm qua mạch máu nên đang có một số câu hỏi về sự an toàn của thành phần này.
– Octorylene: Đây cũng là một thành phần có khả năng gây viêm da tiếp xúc cao. Bên cạnh đó, một nghiên cứu vào năm 2006 cho thấy Octorylene làm cho da tăng khả năng nhạy cảm với ánh sáng và do đó, tăng các gốc tự do.
– Titanium Dioxide: thành phần chống nắng vật lý này khá lành tính. Tuy nhiên, nó lại gây mụn cho một số trường hợp nên nếu bạn là người dễ bị mụn thì chú ý đến thành phần này nhé.
5. Việc bị mụn sau 1 vài ngày sử dụng kem chống nắng đôi khi chưa hẳn là do kem chống nắng mà nguyên nhân có thể là từ chính bạn:
Việc sử dụng kem chống nắng, đặc biệt là kem chống nắng có chức năng chống nước mà bạn không tẩy trang kỹ thì việc bị mụn là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cách tốt nhất bạn nên thực hiện phương thức double cleansing để làm sạch da hoàn toàn.
?Lựa chọn một loại kem chống nắng thực hiện tốt chức năng của nó và không gây kích ứng thực sự không khó như bạn nghĩ.